Việc săn bắt tận diệt khiến những loài chim quý này ngày càng trở nên khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Trước thực trạng trên, anh Trần Nhữ Giáp - chủ trại nuôi sinh sản và bảo tồn Vườn chim Việt đã nảy ra ý tưởng săn tìm, mua lại từ các tay săn các cá thể sâm cầm để nuôi và bảo tồn, tạo không gian cho người dân Thủ đô có cơ hội được tận ngắm vẻ đẹp của nó.
Hiện, tại đây đang nuôi và bảo tồn hàng chục loài chim, gà quý hiếm, trong đó đàn sâm cầm có khoảng trên dưới 10 con. Anh Giáp cho biết: “Do số lượng cá thể ngày càng ít nên việc nhân giống loài sâm cầm và le le ngày càng khó khăn. Vì vậy, dù có nhiều người có tiền đến trại hỏi mua tôi cũng không dám bán mà chỉ để cho họ thăm quan, ngắm vẻ đẹp của chúng thôi”.
Dưới đây là hình ảnh đàn sâm cầm, le le mà phóng viên Dân Việt ghi lại được ở khu sinh thái Vườn chim Việt:
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 1
Cận cảnh vẻ đẹp loài sâm cầm “tiến vua” nổi tiếng.
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 2
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 3
Với diện tích trên dưới 6ha, Vườn chim Việt đang lưu giữ nhiều loài chim quý, hiếm như le le, sâm cầm, công, gà lôi…
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 4
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 5
Sâm cầm, ngỗng trời, thiên nga tung tăng bơi lội trong ao, đầm tại trại.
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 6
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 7
Vẻ đẹp loài sâm cầm “tiến vua” nổi tiếng.
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 8
Cá thể le le hiếm hoi con sót lại đang được nuôi ở vườn chim Việt
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 9
Vẻ đẹp đàn sâm cầm, le le hiếm hoi còn sót lại ở Việt Nam - 10
Ngoài ra, đàn vịt và ngỗng trời được anh Giáp nhân nuôi rất thành công.
Bạn đọc muốn liên hệ trao đổi, học hỏi kỹ thuật hoặc mua giống chim quý, có thể liên hệ với anh Trần Nhữ Giáp qua số điện thoại: 0977.774.677


Tuy nhiên, mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã không ngớt khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cua ghẹ vào Úc “đừng tưởng chỉ với giá rẻ là xong”, là có thể “chắc chân” tại thị trường này. “Úc là một thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Do đó, để cạnh tranh với các nước trong khối ASEAN, Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm chứ không chỉ dựa vào giá thấp” - thương vụ Việt Nam tại Úc cảnh báo.
Vì sao cua ghẹ Việt đang được ưa chuộng tại Úc? - 1
Hiện thị phần sản phẩm cua, ghẹ của Việt Nam tại Úc tăng lên rất mạnh. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường Úc chỉ chiếm 2% nhưng sản lượng xuất khẩu sang thị trường này lại đang tăng “chóng mặt”.
Theo đó, thống kê của Hải quan cho thấy chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, con số xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang thị trường này đã đạt 889.000 USD, tăng 185% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 5 tăng tới 236,5%.
Bên cạnh đó, Úc chủ yếu nhập khẩu cua ghẹ đông lạnh hoặc đã qua chế biến. Việt Nam là nước xuất khẩu cua ghẹ sang Úc nhiều thứ tư, chỉ sau Myanmar, Thái Lan và Indonesia.
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nói chung, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là cua ghẹ sang thị trường Úc khá thuận lợi vì hầu hết các mặt hàng không cần có giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Úc áp dụng quy định Lệnh giữ hàng (Holding Order) để xử lý các lô hàng thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu. Khi đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép vào Úc hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau nếu vi phạm lần đầu và là lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì.
Phần lớn các lô hàng thủy sản trong đó có cua ghẹ của Việt Nam cũng đã bị áp dụng lệnh giữ hàng thường là do sơ suất trong khâu ký mã hiệu, bao bì, nhãn mác như thiếu tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, không ghi hạn sử dụng, không ghi xuất xứ hoặc thành phần sản phẩm, và một số trường hợp là vượt định mức các chất cấm trong thực phẩm. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường Úc, doanh nghiệp nên chú ý đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc được dự đoán sẽ rất căng thẳng khi Bắc Kinh có ưu thế về vũ khí giá rẻ nhưng Moscow cũng không chịu kém cạnh với nền công nghệ, kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới.
Ngay từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã cung cấp nền tảng cho tổ hợp công nghiệp - quân sự Trung Quốc thông qua nhượng quyền công nghệ, chuyển giao các gói lắp ráp hay cử cố vấn hỗ trợ. Sau khi liên minh Xô - Trung chia rẽ, Trung Quốc phải vật lộn để giữ vững nhịp độ nhưng các sản phẩm lắp ráp của họ vẫn kém xa so với trang thiết bị hiện đại của Liên Xô. Chiến tranh Lạnh kết thúc, lúc này, hoạt động xuất khẩu công nghiệp của Nga là nguồn động lực để ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khởi sắc.
Theo quan sát viên Robert Farley, tuy Trung Quốc còn phải học hỏi nhiều từ Nga nhưng hiện tại, ở một số lĩnh vực, Bắc Kinh đã có thể bắt kịp Moscow. Những tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc cho thấy ngành công nghiệp quân sự nước này nhiều khả năng sẽ nhảy vọt, thậm chí vượt Nga trong thập kỷ tới.
Ngành xuất khẩu quân sự Trung Quốc trước đây đi theo hướng ít liên quan tới Nga. Song, 10 năm tới, Nga - Trung được dự đoán sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt về thị phần trên 5 lĩnh vực, gồm: chiến đấu cơ, tàu ngầm, xe tăng, hệ thống phòng không và tên lửa.
Chiến đấu cơ
Shenyang-J-31-F60-at-the-2014-5570-4123-
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Thẩm Dương J-31 của Trung Quốc. Ảnh:Wikimedia
Nếu kế hoạch của Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương phát triển như mong đợi thì J-31 sẽ trở thành chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 thứ hai của Bắc Kinh gia nhập thị trường xuất khẩu toàn cầu. Theo báo cáo ban đầu, J-31 sở hữu nhiều đặc điểm giống với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ hơn là chiếc PAK-FA của Nga.
Ở phân khúc sản phẩm cấp thấp, "Thần sấm" JF-17, một dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Pakistan, chế tạo máy bay chiến đấu dựa trên nguyên mẫu MiG-21, năm ngoái gặt hái nhiều thành công về doanh số khi Trung Quốc đạt thỏa thuận bán 110 chiếc JF-17 cho Paskistan.
JF-17 sử dụng động cơ Klimov RD-93, có vận tốc cực đại 1.960 km/h, bán kính hoạt động khoảng 1.200 km. Mẫu chiến đấu cơ này trang bị súng máy GSh-23-2 cùng nhiều loại hỏa lực mạnh mẽ như tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5 hoặc tên lửa tầm trung PL-12/SD-10B, hai tên lửa chống hạm C-802A, hai tên lửa chống radar, 5 quả bom 500kg...
Về phần Nga, Moscow tiếp tục giành thắng lợi lớn khi chiến đấu cơ Su-27 cùng các biến thể được xuất khẩu sang nhiều quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, tốc độ bán các loại máy bay khác lại chậm dần, đặc biệt là khi những vấn đề về kiểm soát chất lượng gây không ít khó khăn cho việc cung cấp những mẫu MiG-29 ra thị trường. Bên cạnh đó, mẫu PAK-FA của nước này cũng phải cố gắng rất nhiều để chiếm thị phần.
Tàu ngầm
kilo8-1551-1436956092.jpg
Tàu ngầm thuộc lớp Kilo của Nga. Ảnh: Naval - technology
Bắc Kinh nhiều tháng qua tập trung vào xuất khẩu tàu ngầm điện - diesel. Trung Quốc đã đàm phán thành công với Thái Lan và Pakistan để cung cấp tàu ngầm cho hai quốc gia này, đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh tham gia thị trường tàu ngầm thế giới. Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bước tiến trên không ai khác ngoài Nga bởi hai nước thường sản xuất ra những mẫu tàu ngầm có nhiều nét tương đồng.
Các công ty đóng tàu Nga từ lâu luôn lo lắng việc họ chuyển giao lớp tàu ngầm Kilo cho Trung Quốc vào những năm 1990, 2000 sẽ mang đến nhiều bất lợi lâu dài. Theo đó, những công nghệ mà Trung Quốc học hỏi được sẽ tạo điều kiện để Bắc Kinh chế tạo những lớp tàu ngầm mới có sức ảnh hưởng lớn hơn. Sự xuất hiện của Trung Quốc trên thị trường tàu ngầm toàn cầu là bằng chứng cho thấy mối lo âu này hoàn toàn có cơ sở.
Dù vậy, Nga hiện vẫn chiếm ưu thế bởi nền công nghiệp đóng tàu ngầm của nước này đạt đến trình độ phát triển cao mà rất ít quốc gia có thể sánh kịp. Trung Quốc mặt khác còn thiếu kinh nghiệm trong việc chuyển giao các tàu chiến cỡ lớn và hiện đại. Vì thế, viễn cảnh Bắc Kinh vượt mặt Moscow để chiếm lĩnh thị trường tàu ngầm còn khá xa vời.
Xe tăng
82767147-rusarmatacloseupap-4752-1436956
Xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14 hồi tháng 5 xuất hiện trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng của Nga. Ảnh: AP
Khí tài quân sự được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây của Nga có lẽ là xe tăng chiến đấu chủ lực Armata T-14. Theo trang thông tin quân sự Military-today, Armata là con át chủ bài thay thế các mẫu xe tăng T-72, T-80 và T-90 đã lỗi thời. Tạp chí Stern của Đức bình luận "Armata sẽ trở thành vũ khí nổi bật trong ngành công nghiệp chế tạo xe tăng Nga bằng sự cơ động cũng như tốc độ của nó".
Trung Quốc mặt khác đang lên kế hoạch tự sản xuất xe bọc thép của riêng mình. Các mẫu như VT-4 hay MBT3000, nếu chứng minh được tính hiệu quả, sẽ là đối thủ đáng gờm của Nga trong tương lai, theo National Interest.
Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc (Norinco) tháng trước đăng tải đoạn quảng cáo về xe tăng VT-4 trên một ứng dụng mạng xã hội với hơn 500 triệu người dùng của nước này.
Norinco khẳng định VT-4 có tính cơ động và tự động hóa cao cùng hệ thống kiểm soát hỏa lực sánh ngang Armata T-14. Tập đoàn này còn tuyên bố những công nghệ áp dụng cho VT-4 vượt trội hơn Armata, đồng thời giá cả cũng rẻ hơn bởi chúng được thiết kế để nhắm tới đối tượng khách hàng là các nước đang phát triển.
Diplomat đánh giá việc so sánh xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga và Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là quá sớm và vô lý. Bắc Kinh có truyền thống phát triển xe tăng bằng cách sao chép công nghệ của Nga. Một số hình ảnh mới được công bố cho thấy T-14 Armata đã tạo ra bước đột phá so với các mô hình xe tăng kiểu cũ của Liên Xô, trong khi VT-14 trông rất giống một phiên bản cải tiến của mẫu xe T-90 được sản xuất hơn hai thập kỷ trước.
Hệ thống phòng không
3l-image-8553-1429859193-5565-1436956093
Hệ thống phòng không S-400 trong một cuộc triển lãm thiết bị quân sự tại Nga. Ảnh:Army-technology
Dư luận thế giới gần đây dậy sóng về thông tin Trung Quốc mua lại hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 từ Nga. Mặc dù thỏa thuận có lẽ sẽ bao gồm những điều khoản nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Nga nhưng giới chuyên gia vẫn quan ngại Trung Quốc sẽ sao chép những kỹ thuật mới được sử dụng trong S-400 sau đó bán lại một số hệ thống phụ. Nhưng cũng có khả năng Nga nhận thấy công nghệ phòng không Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách đáng kể so với kỹ thuật của họ, vì thế việc ngăn chặn giao dịch với bên thứ ba là điều vô nghĩa.
Cả Nga và Trung Quốc đều đang gia tăng nỗ lực để xuất khẩu các hệ thống phòng không. Nga đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc chuyển giao tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) cho Iran, Brazil cùng một số quốc gia khác. Trung Quốc cuối cùng có thể không hoàn thành thỏa thuận hợp tác sản xuất hệ thống phòng không HQ-9 với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng việc giá chào bán tương đối cạnh tranh cho thấy rõ ràng công nghệ của Trung Quốc đã đạt được bước tiến xa.
Nga và Trung Quốc hiện nhắm tới những khách hàng giống nhau và cung cấp các sản phẩm với tính năng tương đồng, vậy nên cuộc cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt, ông Farley nhận định.
Tên lửa
Scud-Scud-b-SS-1-mobile-MAZ-54-2732-3286
Hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn SCUD. Ảnh: Army Recognition
Liên Xô làm chủ thị trường tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi cung cấp loại vũ khí này, thường là biến thể của mẫu tên lửa SCUD, tới một loạt khách hàng trên thế giới, bất chấp việc những quy định nhằm thắt chặt kiểm soát vũ khí cũng như môi trường chính trị thay đổi trong vài thập kỷ gần đây khiến những giao dịch kiểu này giảm đi.
Tuy nhiên, trên thị trường tên lửa hành trình, cuộc chơi vẫn rất cân bằng. Cả Trung Quốc và Nga đều đã xuất khẩu tên lửa hành trình trong thời gian dài. Hệ thống vũ khí của họ hiện hữu ở Đông Nam Á, Trung Đông và cả châu Phi. Dù tên lửa của Trung Quốc, được phát triển trên nền tảng của Liên Xô, thường tụt hậu so với đối thủ Nga nhưng Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều để cải tiến tên lửa của mình suốt một thập kỷ qua. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc.
Theo ông Farley, lợi thế mà Nga nắm giữ một lần nữa nằm ở vị thế địa chính trị. Nhiều khách hàng tiềm năng của Moscow đều là các nước trong khu vực Đông Nam Á bởi những quốc gia này đang phải tìm cách để cân bằng sức mạnh quân sự và đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh. Trung Quốc thì ít có hứng thú bán vũ khí cho đối thủ trong khu vực nhưng chắc chắn châu Phi và Mỹ Latin sẽ là những thị trường mà hai cường quốc sẽ phải cạnh tranh gay gắt để chiếm lĩnh
.
Một lực lượng hùng hậu là những cán bộ điều tra cao cấp của Bộ Công an được triệu tập sau khi 6 người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ (48 tuổi) ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị giết, rạng sáng 7/7. Các nạn nhân có những vết thương chí mạng vào vùng trọng yếu khiến nhiều trinh sát dày dạn kinh nghiệm cũng ngỡ ngàng trước sự ra tay tàn độc của hung thủ.
Hàng chục người lăn lộn với hiện trường rộng lớn trong căn biệt thự. Họ lần mò, lật từng bụi cỏ, viên gạch để tìm manh mối trong suốt 2 ngày. Ngoài những vật dụng như găng tay, băng keo, còn rất nhiều dấu vân tay, vết máu, dấu giày được lấy mẫu kỹ càng. Bởi ngoài dấu vết của hung thủ, hiện trường đã bị xáo trộn do những công nhân xưởng gỗ nhà ông Mỹ để lại khi phát hiện vụ án.
vksxuan-6736-1436612690.jpg
"Hàng chục năm trong nghề, tôi giám sát khám nghiệm hiện trường nhiều vụ trọng án nhưng đây là lần đầu chứng kiến tội ác dã man đến vậy", ông Lê Đức Xuân -Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước, nói. Ảnh: Quốc Thắng
Nhận định động cơ gây án của hung thủ không đơn thuần chỉ là giết người, cướp tài sản mà còn mang tính chất trả thù, ban chuyên án tập trung vào các mối quan hệ ngoài xã hội của gia đình nạn nhân. Thông tin về nhóm công nhân mới bị gia đình ông Mỹ cho thôi việc trước đó cũng được làm rõ, song những người này được xác định không liên quan.
Hướng điều tra tập trung vào mối quan hệ tình cảm của con gái ông Mỹ - Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi). Nhiều năm trước cô từng yêu nam thanh niên có tiếng ăn chơi tại địa phương. Vì mối tình sâu đậm nên cô gái không tiếc "giúp đỡ" người yêu hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, làm việc với anh này, cơ quan điều tra cũng loại khỏi vòng nghi vấn.
Nghi phạm thứ hai là người yêu vừa chia tay của Linh, tức Nguyễn Hải Dương - làm việc tại xưởng gỗ ở huyện Hóc Môn (TP HCM)Anh ta xuất hiện tại tang lễ một ngày sau khi vụ án xảy ra, bày tỏ thương tiếc với cô gái và gia đình. Từng cử chỉ, ánh nhìn của Dương đều được các trinh sát bí mật theo dõi. Bị mời về cơ quan điều tra, Dương tỏ ra bình tĩnh khẳng định khuya 6/7 còn ở nơi làm việc, điều này có camera an ninh tại xưởng ghi nhận.
Lúc này, cơ quan điều tra phát hiện điện thoại của Vỹ có nhiều cuộc gọi từ một sim rác. Đặc biệt, số này nhắn cho cậu bé chỉ ít phút trước thời điểm nạn nhân bị giết.  Tiến hành điều tra, cảnh sát xác định chủ sim điện thoại này là Dương.
Ngày 10/7, lần thứ hai bị triệu tập, Dương ăn mặc chỉnh tề và có mặt rất đúng giờ dù hôm ấy mưa rất to. Khi cảnh sát đưa ra những nghi vấn, Dương thừa nhận đã nhắn tin cho Vỹ nhưng chỉ để nhờ cậu bé lấy trộm điện thoại của người yêu cũ vì có nhiều "kỷ niệm" thời yêu nhau. Anh ta một mực khẳng định rất yêu Linh, thề thốt không thể gây ra án mạng với gia đình cô gái. 
"Việc quan trọng là xác minh được nghi can để đối chiếu, gỡ được nút thắt của vụ án. Đối chiếu với kết quả giám định mẫu giày, bộ gen, vân tay... thu tại hiện trường thì hoàn toàn trùng khớp với Dương", một cán bộ điều tra cho biết.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an (C45) - đưa ra những bằng chứng khi trực tiếp làm việc với Dương. Không còn vẻ bình tĩnh như lúc đầu, Dương suy sụp hẳn, bày tỏ thái độ ăn năn khi thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Hắn cũng khai ra đồng phạm Vũ Văn Tiến (bạn làm chung tại xưởng gỗ). Một tổ công tác đặc biệt của Ban chuyên án được lệnh vây bắt Tiến ở huyện Hóc Môn, TP HCM, chiều 10/7.
Nói về động cơ gây án, Dương cho biết có quan hệ tình cảm với Linh suốt một thời gian dài. Gần đây, cha mẹ Linh ngăn cản vì cho rằng gia cảnh nghèo khó của Dương không xứng với họ. Khoảng tháng 4, Dương phát hiện Linh có bạn trai mới nên nảy sinh ý định cướp tài sản, giết cả nhà Linh để trả thù.
Hắn mua khẩu súng bắn bi giá 6 triệu đồng, súng điện giá 2 triệu, dao nhọn dài 30 cm, dao bấm, sim điện thoại rác, găng tay, khẩu trang bịt mặt, dây nhựa, băng keo... rồi rủ Tiến tham gia với lời hứa sẽ chia tài sản lấy được cho cậu này.
Từng có thời gian ở căn biệt thự của ông Mỹ, Dương biết nhà luôn có khoá trong nên gọi điện dụ dỗ Vỹ tiếp tay. Biết cậu bé thích chơi game và mê gà đá, Dương hứa nếu mở cửa cho hắn vào lấy trộm tiền sẽ cho cậu 2 triệu đồng chơi game và một con gà chọi.
sat-thu-Binh-Phuoc-8932-1436626833.jpg
Tiến và Dương - nghi can gây ra vụ thảm sát. Ảnh: Công an điều tra cung cấp
Theo kế hoạch, 2h ngày 7/7, Dương chở Tiến bằng xe máy đến cổng nhà ông Mỹ, nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng. Vừa vào trong, cả hai khống chế cậu bé, giết ngay tại sân. Tiếp đó, chúng đeo khẩu trang leo từ hướng phía sau nhà lên lầu một, bắt trói hai cô gái, dán băng keo vào miệng.
Bộ đôi này đi xuống tầng trệt bắt trói ông Mỹ và con trai Quốc Anh 15 tuổi, khống chế và ép bà Nguyễn Thị Ánh Nga (44 tuổi, vợ ông Mỹ) chỉ nơi cất giấu tiền. Khi bà này mở két, thấy không có tài sản bọn chúng đã mang Quốc Anh sang phòng bên cạnh tiếp tục truy chỗ giấu tiền. Cậu bé trả lời không biết, Dương và Tiến siết cổ, đâm chết nạn nhân. Với cách thức tương tự, bộ đôi sát hại vợ chồng ông Mỹ. Trong phòng còn có bé Na (18 tháng tuổi, con út ông Mỹ) đang ngủ say.
Tiếp tục lên lầu tra vấn 2 cô gái về chỗ để tiền nhưng không có kết quả, nhóm này đã sát hại cả hai. "Tất cả những gì hôm nay là do anh bị đối xử tệ", Dương nói khi đâm chết người yêu cũ.
Do quần áo dính nhiều máu, cả hai xuống phòng ông Mỹ, lấy 2 quần jeans của gia chủ thay, lấy áo khoác đã chuẩn bị sẵn mặc vào. Thời điểm này, bé Na tỉnh giấc và khóc, Dương lại gần dỗ bé ngủ mà không sát hại vì "thấy thương". Gần 4h, khi có tiếng xe chạy ngoài quốc lộ, chúng sợ có người phát hiện nên tẩu thoát cùng 5 điện thoại, iPad và chiếc ví của nạn nhân.
"Số tiền 1,7 tỷ đồng cơ quan điều tra tìm thấy ở tủ âm tường không bị nhóm này lấy đi vì các nạn nhân không khai ra. Cửa tủ bị quần áo che khuất nên hung thủ không phát hiện", thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến giải thích về việc cơ quan điều tra thu giữ tiền ở hiện trường.
Với thành tích khám phá vụ án đặc biệt nghiêm trọng chỉ sau hơn hai ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã gửi thư khen và thưởng cho ban chuyên án.

Theo kết quả điều tra: Khoảng 7 giờ sáng ngày 7/7, Công an tỉnh Bình Phước nhận được tin báo xảy ra vụ án giết 6 người tại nhà ông Lê Văn Mỹ, ấp 1, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước.

Nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công An đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh, Công an tỉnh Bình Phước vào cuộc điều tra vụ án, truy bắt hung thủ.

Đến 15 giờ ngày 10/7, Ban chuyên án đã bắt giữ được 2 đối tượng là Nguyễn Hải Dương (SN 1/2/1991, quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 21/10/1991, quê Bình Phước).

Qua đấu tranh khai thác, 2 đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội. Nguyễn Hải Dương khai Dương và Lê Thị Ánh Linh (con ông Mỹ) có quan hệ tình cảm yêu nhau, nhưng gia đình Linh không đồng ý, nên Linh chủ động chia tay.

Nghi phạm Nguyễn Hải Dương tại cơ quan điều tra.

Khoảng tháng 4/2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình nhà ông Mỹ, cướp tài sản để trả thù.

Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương lên kế hoạch mua 1 súng bắn bi, 1 khẩu súng điện, 1 con dao Thái Lan, 1 dao bấm lưỡi, mua 1 sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của Trần Thị Trinh (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng nạn nhân.

Trưa 6/7, Dương hẹn Tiến uống cà phê và rủ Tiến tham gia cướp tài sản nhà ông Mỹ. Tiến đồng ý.

Dương biết nhà ông Mỹ có khóa trong nên Dương đã lừa Vỹ (cháu ông Mỹ) là sẽ cho tiền và quà để Vỹ xuống mở cổng cho Dương và Tiến vào nhà ông Mỹ để thực hiện hành vi giết người cướp tài sản.

Khoảng 02h ngày 7/7, Dương và Tiến đi xe máy đến cổng nhà ông Mỹ và nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng. Khi Vỹ ra mở cổng, Dương và Tiến đã khống chế Vỹ và giết ngay ở sân gần cổng ra vào.

Sau khi giết Vỹ, bọn chúng đã đột nhập lên lầu 1 bắt trói Ánh Linh và Tố Như (Tố Như là cháu ông Mỹ), dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói vào cửa sổ và xuống tầng trệt bắt trói ông Mỹ và Quốc Anh (con ông Mỹ), khống chế bà Nga yêu cầu chỉ nơi cất giấu tiền và tài sản. Bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có tiền và tài sản quý. Dương và Tiến đã lục soát trong phòng và cướp được hơn 4 triệu và một số đô la.

Sau đó, bọn chúng trói bà Nga lại, dẫn Quốc Anh để tra khảo tiền tài sản. Quốc Anh trả lời không biết, bọn chúng đã giết Quốc Anh. Sau khi giết Quốc Anh, bọn chúng quay trở lại phòng ông Mỹ giết bà Nga và ông Mỹ, rồi tiếp tục lên lầu 1 tra khảo Linh và Như về tiền và tài sản, nhưng không được nên bọn chúng giết chết Như và Linh, đồng thời lấy 5 điện thoại, 1 Ipad của các nạn nhân.

Trước khi rời hiện trường, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Dương và Tiến xuống tầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc và tẩu thoát.

Khi về đến phòng trọ của Tiến, bọn chúng kiểm tra lại tài sản cướp được, cùng quần án, phương tiện gây án như dao, súng, giày dép cho vào ba lô giao cho Tiến quản lý. Khi bắt giữ Dương và Tiến, CQĐT đã thu giữ toàn bộ tang vật của vụ án.

Với tài liệu chứng cứ đã thu thập được và lời khai nhận tội của các đối tượng, CQĐT khẳng định 2 đối tượng Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến đã gây ra vụ Giết người, Cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng trên.

Ngay sau khi khám phá thành công chuyên án, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an đã có điện khen và thưởng nóng cho Ban chuyên án cùng các lực lượng tham gia. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cũng đã có thư khen và thưởng nóng cho các lực lượng tham gia khám phá chuyên án.
Tiểu Thiện chuyển ngữ
Bài diễn văn của một nữ sinh 17 tuổi “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”, có lẽ sẽ cho chúng ta một cái nhìn khác về “giấc mơ Trung Hoa”.
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Dưới đây là toàn bộ bài nội dung bài diễn văn:
“Kính thưa các thầy cô, bạn bè thân mến!
Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy.
Đọc Tiếp >>>
Sư thầy trụ trì chết tại phòng riêng
 
08/07/2015 18:01
 
(TNO) Chiều 8.7, ông Đỗ Long Vân, chánh văn phòng công an tỉnh Hải Dương, đã xác nhận thông tin về việc phát hiện thi thể đại đức Thích Thanh Huy, trụ trì một ngôi chùa ở xã Minh Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương, tại phòng riêng của sư thầy. 

Trao đổi với Thanh Niên Online chiều ngày 8.7, ông Đoàn Thanh Thuật, trưởng công an xã Minh Tân, cho biết vị sư trụ trì này đã được an táng ngay tại chùa vào sáng cùng ngày (8.7).

Thông tin ban đầu, vào khoảng 20 giờ ngày 6.7, phật tử đến chùa lễ Phật nhưng không thấy sư thầy đâu, trong khi đó cửa phòng riêng của sư thầy bị khóa trái. Nghi có chuyện không lành, người dân đã thông báo tới Công an xã Minh Tân.
Đọc Tiếp >>>
VietnamDefence - Việt Nam và Nga sắp ký hợp đồng mua bán 2 frigate lớp Gepard.

Việt Nam và Nga đang ở giai đoạn cuối đàm phán mua bán 2 frigate hạng nhẹ lớp Gepard (Projekt 11661), RBTH dẫn các nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Nga đưa tin.

Trước đó, Việt Nam đã đặt mua 4 tàu lớp này, trong đó 2 chiếc đã được Nga bàn giao và đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam với tên gọi HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. 

Các nguồn tin tiết lộ, thương vụ mới có thể được ký vào cuối tháng 7/2015. 

                                         Tàu hộ vệ HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Projekt 11661E

Họ cũng khẳng định rằng, việc thương thảo hợp đồng bị kéo dài sau khi Trung Quốc lên tiếng lo ngại về việc Nga bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam.
Đọc Tiếp >>>